728x90 AdSpace

  • Latest News

    Được tạo bởi Blogger.
    Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

    TP.HCM: Quá tải trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng


    Theo Minh Đức Pharma - Mới bắt đầu vào năm học mới, nhưng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại TP Hồ Chí Minh đã tăng lên rất nhanh.

    Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2, từ đầu tháng 9 đến nay, số lượng trẻ mắc Tay Chân Miệng nhập viện tăng gấp đôi so với những tháng trước. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày có cả trăm trường hợp nhập viện do mắc bệnh Tay Chân Miệng, trong đó có không ít trường hợp bệnh rất nặng phải thở ô-xy.

    Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ mắc Tay Chân Miệng trong những ngày gần đây cũng không ngừng gia tăng. Thời điểm bước vào tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận số ca Tay Chân Miệng tăng đột biến, gần gấp đôi so với những tháng trước.

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng:

    Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

    Những trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ kèm theo nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, biếng ăn, chảy nước miếng… là những triệu chứng của bệnh Tay Chân Miệng. Khi phát hiện các triệu chứng này, các bậc phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ khám để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.



    Bệnh tay chân miệng ngày càng có xu hướng tăng cao (Nguồn ảnh: mdpharma.vn)



    Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

    Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra biếng chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

    Biện pháp phòng chống bệnh Tay Chân Miệng:

    Bệnh Tay Chân Miệng chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc các vật dụng, các dụng cụ trò chơi trẻ em. Do đó, để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ, các phụ huynh và các trường mầm non, nhà trẻ cần bảo đảm vệ sinh cho trẻ. Những vật dụng, đồ chơi sau khi trẻ chơi xong phải được rửa sạch và khử khuẩn. Những trẻ có dấu hiệu mắc bệnh Tay Chân Miệng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ở nhà để đưa đến bác sĩ khám, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho những trẻ khác.

    Bệnh chân tay miệng ở trẻ là do virut đường ruột nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.

    Tốt nhất cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.





    Bổ sung sữa non giúp trẻ tăng cường sức đề kháng:

    Bổ sung sữa non của bò để tăng cường sức đề kháng cho trẻ là cách tốt nhất bố mẹ nên làm. Bởi trong sữa non của bò có nhiều kháng thể tự nhiên IgA, IgG, IgM…cùng các yếu tố tăng trưởng và phát triển hoàn toàn có thể đảm bảo cho nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt kháng thể IgG có rất nhiều trong sữa non giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe manh, giúp trẻ phòng tránh được các bệnh từ đường ruột. Hơn nữa, sữa non còn có Lactoferrin và các yếu tố tăng trưởng (IGF1, IGF2, TGF…). Các yếu tố tăng trưởng Insulin này giúp kích thích sự phát triển của các mô, cơ, xương và sụn, kích thích sự hoạt động của kháng thể chống lại sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào.

    Theo mdpharma.vn
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 comments:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed: TP.HCM: Quá tải trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng Rating: 5 Reviewed By: kimcuongden1712
    Scroll to Top